THANH NIÊN XÃ DẠ TRẠCH HĂNG HÁI THAM GIA SƠ TUYỂN, KHÁM TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN NĂM 2025

Trang chủ/ Chuyển đổi số

  09/10/2024     |  Lượt xem 198   

Chuyển đổi số trong hoạt động thương mại, dịch vụ

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng thay đổi đã tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra nhanh chóng hơn, trong đó CĐS trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được xem là xu hướng tất yếu.

Hệ thống siêu thị Intimex, Vinmart, VinMart+, Mediamart, Điện máy xanh, Thế giới di động, Thế giới sữa… là những đơn vị đi đầu CĐS trong khâu bán và chăm sóc khách hàng thành công nhờ áp dụng hệ thống các phần mềm bán hàng chuyên dụng, tạo thói quen mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho người tiêu dùng.

Với việc cập nhật, lưu thông tin, địa chỉ nhận hàng của khách hàng và hỗ trợ thanh toán online thông qua tài khoản ngân hàng liên kết... đã tạo sự tiện lợi, tin tưởng và gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp. Đặc biệt, không chỉ các siêu thị, trung tâm thương mại lớn mà các cửa hàng tiện ích, cơ sở bán lẻ truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng từng bước ứng dụng nền tảng số để đa dạng hóa hoạt động bán hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm. Cùng với đó, nhiều giải pháp công nghệ cũng được các đơn vị áp dụng như: Phần mềm quản trị bán hàng, thanh toán không dùng tiền mặt; lắp đặt hệ thống camera giám sát tự động... Việc triển khai các giải pháp “số hóa” này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua, góp phần thúc đẩy ngành thương mại, dịch vụ phát triển, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo số liệu của Cục Thống kê, 8 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh đạt gần 27 nghìn tỷ đồng, tăng 11,66% so với cùng kỳ năm 2021.
Trên địa bàn tỉnh, nhiều đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ đã và đang từng bước áp dụng CĐS, coi đây là “chìa khóa” quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ đang từng bước ứng dụng CĐS trong phát triển thương mại, dịch vụ như: Xây dựng website để thông tin và quảng bá sản phẩm cũng như tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa trên mạng internet; gắn mã QR sản phẩm, thanh toán bằng thẻ và ví điện tử; thanh toán trực tuyến; ứng dụng phần mềm bán hàng, quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số... trong hoạt động quản lý và kinh doanh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của CĐS, hướng tới phát triển nền kinh tế số, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng và công tác quản lý, tập huấn chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí... nhằm khuyến khích doanh nghiệp CĐS. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 31/KH-UBND ngày 21.2.2022 thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, tổng kinh phí để thực hiện kế hoạch trên 8 tỷ đồng và mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng, hình thành hệ sinh thái xúc tiến thương mại (XTTM) số; bảo đảm 100% các tổ chức XTTM và trên 500 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên hệ sinh thái XTTM số; 15% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ 500 lượt doanh nghiệp; 15% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số; 100% các tổ chức XTTM và trên 1.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM và bảo đảm an toàn thông tin...
Một trong những yếu tố then chốt để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, nhất là đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đó là hạ tầng về CNTT. Đây chính là điều kiện cần để các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ, đơn vị sản xuất, kinh doanh phát triển các nền tảng dịch vụ mới theo hướng hiện đại, số hóa… Đồng chí Trần Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, thời gian tới, sở tập trung tuyên truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT, phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển TMĐT. Tổ chức tuyên truyền, đào tạo kỹ năng TMĐT cho doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong TMĐT; đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa. Hỗ trợ XTTM, phân phối sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp trên các nền tảng số. Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình CĐS.

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 30752